Viết bởi Administrator | Thứ hai, 22 Tháng 2 2016
Trích Lời nói đầu giáo trình “Tâm lí học dân số”. Tác giả: Trần Trọng Thuỷ; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, quý III năm 2008.
Viết bởi Administrator | Thứ hai, 22 Tháng 2 2016
Được phát triển từ luận án tiến sĩ, "cuốn sách của Lâm Quang Đông với tiêu đề Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt) đã tập trung nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với một loại vị từ có tính điển hình về kết trị, cho nên cuốn sách đã tạo ra một “tiếng nói” - riêng, công phu và rất hữu ích - trong việc đào sâu cấu trúc ngữ nghĩa của câu".
Viết bởi Administrator | Thứ hai, 22 Tháng 2 2016
Vốn là một nhà ngôn ngữ học tài hoa, có tính cẩn trọng và cầu toàn, nhưng cuối cùng, Đỗ Tiến Thắng, Giảng viên khoa Văn học, vẫn phải khuất phục trước sự động viên, hối thúc bền bỉ, trường kì của rất nhiều đồng nghiệp, chiến hữu: Chuyên luận Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo của anh đã chào đời. Vấn đề ngữ điệu của lời nói Việt vốn nằm trong ý tưởng, mong ước của nhiều nhà Việt ngữ học, những để cho ý tưởng trở thành hình hài, có da có thịt, có sức thuyết phục khoa học, làm thành một cuốn sách “đứng được” không phải là câu chuyện tuỳ hứng một sớm một chiều. Cuốn sách mong đợi của bạn bè anh, được anh cho ra đời, đẹp và hấp dẫn như cô công chúa thứ ba của anh.
Viết bởi Administrator | Thứ hai, 22 Tháng 2 2016
hS. Trần Bách Hiếu (Bộ môn Khoa học Chính trị) trân trọng giới thiệu cuốn sách “The EU through the Eyes of Asia Volume II: New Cases, New Findings (Liên minh châu Âu qua cái nhìn của châu Á, tập II: Những trường hợp mới, những kết quả nghiên cứu mới), được in tại Nhà xuất bản World Scientific vào tháng 10 năm 2009, dày 270 trang.
Viết bởi Administrator | Thứ hai, 22 Tháng 2 2016
Cuốn sách Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mĩ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy (Khoa Quốc tế học) tập trung trình bày, phân tích và chứng minh cụ thể, khoa học những khía cạnh có liên quan hoạt động ngoại giao nhân dân như: chức năng, mục tiêu, cơ sở pháp lí, cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lí và các hình thức cụ thể của hoạt động ngoại giao nhân dân của Mĩ. Hoạt động này được tiến hành từ rất sớm ở Mĩ và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện; vì thế nó có nhiều hình thức khá phong phú, đa dạng, bổ sung cho các hoạt động ngoại giao nhà nước.
Trang 9 trong tổng số 152